Top 13 Món Lẩu Hấp Dẫn Cho Ngày Tết Bạn Không Thể Bỏ Qua
1. Lẩu Gà - Món Lẩu Truyền Thống Ngày Tết
Lẩu gà là món ăn quen thuộc, dễ làm và phù hợp với không khí sum họp ngày Tết. Với nguyên liệu đơn giản như thịt gà, xúc xích, váng đậu, cà chua và các loại rau củ, bạn có thể tạo ra một nồi lẩu thơm ngon, ấm áp. Nước dùng được ninh từ xương ống và xương gà, kết hợp với củ cải trắng và các loại nấm, tạo nên hương vị đậm đà. Món lẩu gà thường được ăn kèm với mì trứng, rau xà lách xoong và chén nước mắm pha ớt, mang lại trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời.
Nguyên liệu lẩu gà:
- Gà ta: 1 con (1,5 – 2 kg)
- Xương ống: 500 gr
- Củ cải trắng: ½ kg
- Các loại nấm: nấm linh chi, nấm đông cô, nấm rơm, nấm bào ngư, nấm đùi gà (mỗi loại 200 gr)
- Rau xà lách xoong: 200 gr
- Mì trứng: 300 gr
- Hành tím, tỏi băm, ớt
- Gia vị: dầu ăn, đường, hạt nêm, bột ngọt, nước mắm, muối
Cách nấu lẩu gà:
- Bước 1: Sơ chế và ướp thịt gà
- Rửa sạch gà, khử mùi bằng muối hoặc gừng, chặt thành miếng vừa ăn.
- Ướp thịt gà với bột ngọt, hạt nêm, tỏi băm và tiêu trong 20-30 phút.
- Bước 2: Nấu nước dùng
- Ninh xương ống và xương gà trong 3 tiếng, thêm củ cải trắng và gia vị.
- Chuẩn bị các loại nấm và rau, ngâm nước muối và cắt vừa ăn.
- Bước 3: Trình bày
- Cho thịt gà, nấm và rau vào nồi lẩu, rắc tiêu lên trên.
- Dùng kèm mì trứng và nước mắm pha ớt.

2. Lẩu Mắm - Hương Vị Đậm Đà Miền Tây Nam Bộ
Lẩu mắm là món ăn đặc trưng của vùng Tây Nam Bộ, mang hương vị dân dã và đậm chất quê hương. Với nguyên liệu chính như cá hú, tôm sú, thịt quay, chả cá, ngao, mực và mắm cá linh, món lẩu này không chỉ thơm ngon mà còn dễ chế biến. Nước dùng được hầm từ xương heo, kết hợp với mắm cá linh và cá sặc, tạo nên hương vị đậm đà khó quên. Món lẩu mắm thường được ăn kèm với các loại rau như rau nhút, rau đắng, rau muống và bún tươi, mang lại trải nghiệm ẩm thực độc đáo.
Nguyên liệu nấu Lẩu mắm:
- Xương heo: 500g
- Mắm cá linh: 200g
- Mắm cá sặc: 100g
- Tôm tươi: 200g
- Mực ống: 200g
- Cá lóc: 500g
- Cá basa: 200g
- Thịt bò: 100g
- Lươn: 100g
- Cà tím: 1 trái
- Sả: 2 cây
- Sả băm: 20g
- Gia vị: hạt nêm, đường phèn, dầu ăn
- Rau ăn kèm: rau nhút, rau đắng, rau muống, cọng súng, khổ qua
- Bún tươi: 1kg
Cách nấu lẩu mắm:
- Bước 1: Hầm nước dùng
- Chần xương heo qua nước sôi, rửa sạch rồi hầm trong 30 phút - 1 tiếng để lấy nước dùng.
- Bước 2: Nấu mắm cá
- Nấu mắm cá linh và cá sặc với 500ml nước, lọc lấy nước và bỏ xác.
- Bước 3: Sơ chế cà tím
- Cắt cà tím thành khoanh tròn, ngâm nước muối, sau đó xào với sả băm.
- Bước 4: Hoàn thành nước dùng
- Cho nước mắm cá, sả cây, cà tím, hạt nêm và đường phèn vào nồi nước dùng, nấu thêm 10 phút.
- Bước 5: Sơ chế nguyên liệu còn lại
- Làm sạch cá lóc, tôm, cá basa, thịt bò, lươn và mực ống. Ngâm rau trong nước muối loãng.

3. Lẩu Kim Chi Hải Sản - Hương Vị Hàn Quốc Đậm Đà
Lẩu hải sản là món ăn quen thuộc, nhưng khi kết hợp với kim chi, hương vị sẽ trở nên độc đáo hơn bao giờ hết. Vị chua cay của kim chi hòa quyện cùng tôm, mực tạo nên một nồi lẩu hấp dẫn, đặc biệt phù hợp cho những ngày Tết se lạnh. Cả gia đình quây quần bên nồi lẩu nóng hổi, vừa ăn vừa trò chuyện, thật ấm cúng và đầy hạnh phúc. Nguyên liệu chính bao gồm kim chi, tôm, mực, cá, chả cá, và các loại rau xanh, nấm kim châm. Món lẩu này có thể ăn kèm với bún hoặc mì đều rất hợp.
Nguyên liệu nấu Lẩu kim chi hải sản:
- Kimchi: 300g
- Thịt ba chỉ: 300g
- Tôm: 200g
- Nghêu: 200g
- Đậu hũ trắng: 2 bìa
- Nấm hương: 100g
- Nấm kim châm: 1 bịch
- Xúc xích: 3 cây
- Gia vị: dầu ăn, tỏi, ớt bột Hàn Quốc, muối, nước mắm, đường, hạt nêm
Cách nấu Lẩu kim chi hải sản:
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Rửa sạch thịt ba chỉ, cắt miếng vừa ăn. Chiên đậu hũ vàng giòn, để ráo dầu.
- Tôm bóc vỏ, rút chỉ đen. Nghêu ngâm nước ớt, rửa sạch. Nấm hương và nấm kim châm cắt gốc, rửa sạch.
- Bước 2: Xào kim chi
- Phi thơm tỏi, cho kim chi vào xào cùng ớt bột Hàn Quốc và gia vị.
- Bước 3: Nấu nước dùng lẩu kim chi hải sản
- Cho nước vào nồi, đun sôi cùng kim chi đã xào. Nêm nếm gia vị, thêm thịt ba chỉ, tôm, nghêu, đậu hũ, nấm hương vào nấu chín.

4. Lẩu Ếch Nấu Măng - Hương Vị Đậm Đà Ngày Tết
Măng là nguyên liệu không thể thiếu trong ngày Tết, và khi kết hợp với thịt ếch, bạn sẽ có một nồi lẩu thơm ngon, hấp dẫn. Thịt ếch đồng săn chắc, xào cùng măng vàng giòn, tạo nên hương vị đậm đà khó quên. Nồi lẩu ếch nấu măng không chỉ ngon mà còn rất dễ làm, phù hợp cho bữa cơm sum họp gia đình. Nguyên liệu chính bao gồm thịt ếch, măng củ, đậu phụ, váng đậu, và các loại rau thơm.
Nguyên liệu nấu lẩu ếch măng chua:
- Thịt ếch: 1,5kg
- Xương ống: 500g
- Măng củ: 400g
- Đậu phụ, váng đậu
- Rau muống, mùi tàu, lá chanh, lá lốt
- Gia vị: sả, tỏi, hành khô, nấm hương, hạt tiêu, ớt bột, sa tế, me
- Bánh đa đỏ
Cách nấu lẩu ếch măng chua cay:
- Bước 1: Sơ chế thịt ếch và nguyên liệu
- Rửa sạch thịt ếch, chặt miếng vừa ăn. Luộc măng củ, rửa sạch. Sơ chế rau và nấm.
- Bước 2: Hầm nước dùng
- Ninh xương ống với sả đập dập, nêm nếm gia vị vừa ăn.
- Bước 3: Chiên ếch
- Chiên thịt ếch vàng giòn, để ráo dầu.
- Bước 4: Nấu lẩu ếch măng chua
- Xào măng với sa tế, thêm ếch đã chiên và tỏi phi thơm. Cho hỗn hợp vào nồi nước dùng, thêm nấm hương, lá lốt, mùi tàu và nêm nếm lại gia vị.

5. Lẩu bao tử hầm tiêu xanh
Món lẩu bao tử hầm tiêu xanh bảo đảm sẽ hút hồn không chỉ bạn mà còn ngay cả gia đình bạn cũng phải mê mẩn lạ thường, nước dùng cay cay, thơm nức nồng mùi tiêu xanh, dạ dày mềm mầm những vẫn còn giữ được độ giòn sực khi nhai, tạo cảm giác ngon miệng. Đây không những là món lẩu ngon trong ngày Tết mà còn rất tốt cho bà bầu và những người đang mệt mỏi. Với bao tử heo, nấm. xà lách, và một chút công nấu nướng, bạn đã có một bữa lẩu lạ miệng mời khách rồi.
Nguyên liệu nấu lẩu bao tử hầm tiêu xanh:
- 1 cái bao tử
- 500g xương heo
- 30g tiêu xanh
- Đậu hũ
- Củ sen, cà rốt, củ cải trắng
- Cải xanh, rau muống, rau mồng tơi
- Nước mắm, muối, giấm, hạt nêm, đường, rượu trắng
- Gừng, ngò rí, tỏi
Cách nấu lẩu bao tử hầm tiêu xanh:
- Bước 1: Cách làm sạch bao tử
- Bao tử khi mua về, bạn đem rửa sạch với nước, rồi lộn ngược mặt trong của bao tử ra. Dùng kéo cắt bỏ những phần mỡ thừa bám trên thành bao tử. Tiếp đến, bạn dùng muối hạt và chanh chà xát vào bao tử, bóp mạnh tay để bao tử khử đi mùi tanh và sạch trắng, bắt mắt. Sau đó, bạn đem rửa bao tử duới vòi nước sạch. Tiếp đến, bạn dùng phèn chua chà xát tiếp vào bào tử. Làm như thế, bao tử sẽ sạch nhớ, khử mùi tanh và khi nấu sẽ có độ giòn, ngon hơn. Sau khi chà xong, bạn đem rửa lại với nước sạch và để ráo nước.
- Hoặc bạn có thể dùng rượu trắng rửa sạch bên trong lẫn ngoài của bao từ. Rồi ngâm bao tử trong hỗn hợp giấm và gừng giã nhuyễn trong 15 phút để khử mùi hôi và giúp bao tử giòn, trắng.
- Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu còn lại
- Xương heo bạn đem rửa sạch, chặt thành từng khúc vừa ăn rồi cho vào nồi chần sơ, vớt ra và rửa sạch.
- Tiêu xanh bạn đem rửa sạch, để ráo.
- Tỏi bạn đem bóc vỏ băm nhuyễn.
- Gừng bạn đem gọt sạch vỏ và giã nhuyễn.
- Củ sen, cà rốt, củ cải trắng bạn đem gọt sạch lớp vỏ ngoài, cắt thành từng khúc rồi rửa sạch.
- Rau muống, rau mồng tơi, và cải xanh bạn nhặt sạch, ngâm với nước muối pha loãng. Tiếp theo, rửa sạch để ráo nước.
- Bước 3: Ướp bao tử
- Bao tử khi làm sạch bạn đem cắt thành từng miếng vừa ăn rồi cho vào tô ướp cùng với các gia vị gồm: Gừng tỏi băm, 1 muỗng nước mắm, 2 muỗng hạt nêm, ít bột ngọt, 2 muỗng đường. Trộn đều và ướp trong 20 phút để bao tử ngấm gia vị.
- Bước 4: Nấu nước dùng
- Bạn cho nồi lên bếp, cho dầu ın và tỏi băm vào phi thơm. Sau đó cho phần xương heo vào xào sơ cùng với ít muối. Khi xương săn lại bạn cho nước lọc vào để nấu nước dùng. Nấu xương heo trong 2 tiếng, nêm nếm với đường, muối, bột ngọt. Trong quá trình nấu, bạn nên vớt bọt để nước dùng trong và ngon hơn.
- Bước 5: Xào bao tử
- Cho chảo lên bếp, cho dầu ın và tỏi vào phi thơm rồi cho bao tử vào xào săn, đảo đều tay đến khi gia vị tan hết. Xào khoảng 15 phút thì bạn cho ½ tiêu xanh vào xào cùng đến khi bao tử săn lại thì tắt bếp.
- Bước 6: Hoàn thành
- Bạn cho phần bao tử xào tiêu xanh vào nồi nước dùng rồi hầm trong 20 phút. Tiếp đến, cho cà rốt củ cải trắng, củ sen và một nửa tiêu xanh còn lại vào hầm đến khi chín thì nêm nếm lần nữa và tắt bếp.

6. Lẩu vịt nấu chao
Tết mà không có lẩu vịt nấu chao thì thật thiếu xót, thưởng thức món vịt trong tiết trời se lạnh thì thật thích. Vị chao quyện cùng với miếng vịt được xử lý không còn tanh khiến món lẩu trở nên ngon hơn rất nhiều. Chắc chắn đây sẽ là một trong những món lẩu gây ấn tượng nhất trong những ngày Tết Nguyên Đán này đấy!
Nguyên liệu cần chuẩn bị món lẩu vịt nấu chao:
- ½ con vịt
- 2 viên chao trắng, 2 viên chao đỏ
- 200gr khoai môn
- Nước dừa một trái
- 2 cây sả củ
- 2 muỗng màu dầu điều
- Chanh
- Mắm, muối, tiêu, hành, tỏi, hạt nêm
- Rau muống, xà lách
- Bún tươi
Cách nấu món lẩu vịt nấu chao:
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Gừng gọt vỏ rửa sạch rồi giã nhuyễn, trộn với rượu trắng.
- Thịt vịt sau khi làm sạch, bạn cần rửa qua với nước nhiều lần cho sạch rồi chặt khúc, chà hỗn hợp gừng hoặc chanh + rượu lên thịt rồi để nghỉ 20 phút mới rửa lại với nước sạch.
- Dừa chặt lấy nước để ra tô riêng.
- Rau nhặt, rửa sạch để ráo nước.
- Ứớp thịt vịt với công thức: chao dằm nát, hành tỏi giã nhuyễn, sả cắt khúc đập dập, thìa muối nhỏ, ½ thìa đường, 1 thìa hạt nêm, ½ thìa tiêu hạt. Trộn tất cả vào thịt vịt, để tầm 2-3 tiếng cho thịt vịt thấm đều gia vị.
- Khoai môn gọt vỏ, cắt cát vừa ăn rồi rửa sạch cho ra chất mủ.
- Bước 2: Chế biến
- Tiếp theo, để món vịt nấu chao ngon nhất, bạn hãy chiên khoai môn sơ qua với dầu trước tới khi vàng, giòn ngon hơn, không bị nát vụn khi bỏ vào lẩu nhé.
- Khử dầu, phi hành thơm rồi cho thịt đã ướp vào, cùng với 2 muỗng màu điều đảo đều tay trên lửa lớn. Khi nào thấy sôi thì hạ bớt lửa đun tiếp 20 phút, khi thấy miếng thịt săn lại là được.
- Sau đó, cho nước dừa vào ngang mặt thịt (nếu không có nước dừa bạn dùng nước cốt dừa và sữa tươi thay thế, cho thêm nước lọc vào nấu cùng), cho tiếp khoai môn đã chiên vào nấu tiếp đến khi chín rồi nêm nếm gia vị vừa ăn.
- Bước 3: Làm nước chấm thịt vịt
- Dằm nát 2 viên chao trắng, 1 thìa đường, 1 thìa nhỏ bột ngọt, nặn vài giọt chanh, thêm thìa sa tế khuấy đều, trộn tất cả vào nhau là xong.

7. Lẩu riêu cua bắp bò
Lẩu riêu cua bắp bò là món ăn khoái khẩu của nhiều người, rất phù hợp với dịp Tết cùng cả nhà thưởng thức. Ngay tại nhà, bạn cũng có thể tự nấu lẩu riêu cua vị chuẩn ngon. Để chống ngán ngày Tết, bạn có thể học cách làm lẩu riêu cua bắp bò sườn sụn ngon nhất để đãi cả nhà nhé.
Nguyên liệu nấu lẩu riêu cua bắp bò sườn sụn:
- Cua đồng: 1 kg
- Sườn sụn: 600 gr
- Bắp bò: 800 gr
- Bún tươi: 1 kg
- Đậu hũ: 10 miếng
- Cà chua: 5 – 7 quả
- 1 chút mẻ (ngoài ra bạn có thể thay thế bằng sấu, me hay quả dọc), gừng
- 1 ít mắm tôm
- Hành khô: 2 củ
- Hành lá, rau mùi
- Rau sống: rau muống chẻ, hoa chuối, thân chuối non, xà lách, mùi tàu, hành lá, tía tô, kinh giới, giá đỗ, chanh, ớt.
- Gia vị: Dầu ăn, giấm, nước mắm, bột canh, hạt nêm, sa tế.
Các bước thực hiện lẩu riêu cua bắp bò sườn sụn:
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Hành khô: bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ. Gừng: cạo vỏ, rửa sạch, thái sợi mỏng. Hành lá, rau mùi: nhặt rồi rửa sạch, thái nhỏ
- Cà chua: rửa sạch, cắt cuống và bổ múi cau.
- Rau sống: nhặt bỏ phần bị hư, rửa sạch, ngâm qua với nước muối loãng rồi vớt ra để ráo. Lưu ý, với hoa chuối thì bạn thái nhỏ và ngâm trong nước pha giấm để hoa chuối không bị thâm, sau đó vớt ra rửa sạch rồi để ráo.
- Sườn sụn: sau khi mua về bạn rửa sạch, có thể rửa qua với nước muối để khử mùi hôi của thịt. Tiếp theo bạn trụng sơ phần sườn sụn trong nước sôi, bước này sẽ giúp nước lẩu của bạn trong hơn. Sau đó ướp phần sườn sụn này với chút gia vị rồi xào sơ qua với ½ muỗng hành khô rồi hầm trong khoảng 2 giờ đồng hồ. (Nếu nhà bạn có nồi áp suất thì chỉ cần hầm trong 10 phút là được).
- Cua đồng: Làm sạch, bóc phần mai, lấy gạch cua ra để riêng trong 1 bát nhỏ. Phần còn lại đem giã hoặc xay nhuyễn, lọc lấy nước. Lấy phần nước ấy cho vào nồi và đun trên bếp, nêm với 1 thìa gia vị + 1 ít mắm tôm, khuấy đều và đun với lửa to, đợi đến gạch cua nổi lên thì chuyển lại nhỏ lửa. Lưu ý: lúc này bạn không nên khuấy nữa vì sẽ dễ làm nát phần gạch cua hoặc bạn có thể gạt chúng vào phần cạnh nồi hoặc khi gạch cua chín hẳn thì bạn vớt chúng ra để riêng.
- Với chén gạch cua: bạn bắc chảo lên bếp, cho vào chút dầu ăn, khi dầu sôi thì cho một chút hành khô vào phi lên cho thơm. Cho phần gạch cua chừa lại vào xào với một ít nước mắm cho chín rồi vớt ra.
- Bạn có thể dùng tiếp phần chảo ấy để xào qua cà chua cho chín vừa tới. Công đoạn này sẽ giúp nước lẩu của bạn có màu đẹp mắt.
- Phần bắp bò: rửa sạch, bạn cũng rửa qua với nước muối để khử mùi tanh, sau đó xả thật sạch, thái miếng mỏng vừa ăn và ướp với gừng và một chút xíu dầu ăn.
- Đậu hũ: mỗi miếng thái làm 4, chiên sơ qua cho đến khi có màu vàng thì vớt ra.
- Mẻ lọc lấy nước, để ra chén riêng.
- Bước 2: Chế biến
- Cho nước cua và nước ninh phần sườn sụn, thịt sườn, cà chua vào. Tiếp theo cho phần nước mẻ, nêm nếm lại gia vị, rồi cho phần riêu cua vào, rưới gạch cua lên + 1 nhúm hoa chuối + dầu hành + rau mùi + đậu hũ đã chiên + 1 chút sa tế (nếu bạn thích ăn cay).
- Bước 3: Trình bày
- Dọn kèm cùng với bún tươi, rau sống và thịt bò, thưởng thức đến đâu thì cho nguyên liệu vào đến đấy. Vậy là bạn hoàn tất món lẩu.

8. Lẩu cá bớp
Lẩu cá bớp là một trong những món lẩu ngày Tết được nhiều người say mê bởi vị ngon khó cưỡng. Lẩu cá bớp cũng là một lựa chọn tuyệt vời cho những món lẩu ngon, lẩu cá bớp có màu vô cùng đẹp mắt, thịt cá bớp có vị mềm ngọt, béo ngậy đặc trưng. Nước dùng của nồi lẩu cá thì đậm đà gia vị, chua chua cay cay, thơm lừng sả, riềng, ăn kèm với bún, rau, cá viên,... thì còn gì bằng.
Nguyên liệu nấu lẩu cá bớp:
- Cá bớp 1 kg.
- 1 kg bún tươi.
- 100 gram nấm rơm.
- 100 gram khóm (dứa).
- 2 quả cà chua.
- 3 cây sả.
- Các loại rau thơm: ngò gai, rau quế, rau ngò ôm.
- Rau dùng cho lẩu: Lục bình tây, rau muống, rau nhút (rau rút), bông chuối bào.
- Các loại gia vị: đường, sa tế, bột ngọt, hạt nêm, mắm,...
Cách thực hiện lẩu cá bớp:
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu nấu nước lẩu: Băm nhuyễn hành tím, tỏi, gừng. Sả một phần băm nhỏ, phần còn lại cắt khúc, thơm cắt miếng nhỏ vừa ăn. Cho phần tỏi, hành tím, sả băm, sả cắt khúc vào chảo và phi thơm. Sau đó cho nấm rơm vào đảo đều, tiếp tục cho khóm và cà chua và tiếp tục đảo khoảng 2 - 3 phút.
- Bước 2: Nấu nước lẩu: Chuẩn bị một cái nồi với khoảng 1,5 lít nước, cho hỗn hợp nguyên liệu vừa xào ở trên vào nấu cùng. Sau đó cho phần gia vị vào gồm: 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê muối, 4 muỗng cà phê sa tế và vắt vào nửa trái chanh. Tiếp tục đun hỗn hợp nước dùng này đến khi sôi khoảng 5 phút, sau đó bỏ cà chua vào.
- Bước 3: Cho cá vào: Tiếp tục cho cá vào nồi nước dùng và đợi cá chín khoảng 15 phút là hoàn thành món lẩu cá bớp chua cay.
- Yêu cầu thành phẩm: Món lẩu cá bớp ngon đúng vị phải có vị chua và vị cay át được mùi tanh của cá bớp. Nếu bạn thích vị chua cay nhiều hơn thì có thể thêm ớt tùy ý. Món lẩu này bạn có thể ăn kèm với bún hoặc với mì gói cũng rất ngon.

9. Lẩu nấm hải sản
Nấm luôn là loại thực phẩm bổ dưỡng và chống ngán, nấm kết hợp với hải sản tạo ra món ăn ngon nổi tiếng, chỉ cần nhắc đến thôi cũng đã thấy thèm. Với những bí quyết mách bạn sau đây, cho dù bạn là người bận rộn và không có nhiều thời gian cho việc nấu nướng cũng có thể dễ dàng tạo ra món lẩu nấm hải sản cực ngon dành tặng cho những người thân yêu của mình.
Nguyên liệu thực hiện lẩu nấm hải sản:
- 1 gói gia vị lẩu nấm hải sản (vì bài viết này chỉ cho bạn cách nấu món lẩu nhanh nên sẽ không dùng xương và đầu cá để làm nước dùng)
- 300g mực, tôm, ngao
- 1 bịch cá viên
- 300g bào tử cá hoặc 1 miếng cá hồi
- 500g nấm bào ngư trắng, nấm kim châm, nấm rơm, nấm hương
- Các loại rau: rau cần, mùi tàu, ngò, hành, vài nhánh sả, thìa là
- Gia vị: ớt, chanh, me, tỏi, nước mắm, muối, hạt nêm, đường..
Cách thực hiện lẩu nấm hải sản:
- Bước 1: Sơ chế hải sản: Nghêu bạn rửa rồi ngâm với ớt cắt lát từ 30 - 50 phút để nghêu nhả sạch cát. Sau đó xả lại nước sạch. Thịt bò rửa sạch, cắt lát mỏng vừa ăn, mực làm sạch ruột, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn hoặc để nguyên con tùy thích, tôm bỏ chỉ, rửa sạch. Phi lê cá rửa sạch và để ráo, sau đó cắt lát vừa ăn.
- Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác: Dứa bạn gọt vỏ, lấy mắt và cắt thành từng miếng nhỏ. Cà chua rửa sạch rồi cắt miếng vừa ăn. Tỏi bóc vỏ sau đó đập dập. Gừng cạo vỏ rồi cắt sợi. Sả bạn cắt lát. Nhặt lấy lá non, cọng non của các loại rau ăn kèm với lẩu, nấm kim châm cắt bỏ phần chân nấm rồi xé nhỏ ra, nấm hương bỏ đi phần chân nấm cứng. Sau đó bạn mang rau và nấm đi rửa sạch rồi để ráo nước.
- Bước 3: Nấu lẩu: Cho vào nồi 2 muỗng canh dầu ăn, đun nóng dầu rồi cho tỏi vào phi thơm. Khi tỏi đã thơm vàng thì bạn cho dứa và cà chua vào, xào đều với lửa vừa khoảng 3 phút. Tiếp theo bạn cho sả và gừng vào, đảo thêm 1 phút nữa cho gừng sả thơm thì cho nấm hương vào. Xào thêm 2 phút rồi cho tiếp 1.5 lít nước hầm xương vào, nêm thêm 1 gói gia vị lẩu thái và đun sôi với lửa lớn. Khi nước đã sôi bùng lên thì bạn nêm nếm lại cho vừa ăn và hạ xuống mức lửa vừa. Lần lượt cho các nguyên liệu như mực, phi lê cá, tôm, nghêu, các loại rau ăn kèm, cuối cùng là cho thịt bò và nấm kim châm vào, đợi cho các nguyên liệu chín là có thể thưởng thức rồi.
- Bước 4: Thành phẩm: Nồi lẩu thái thơm lừng, đầy màu sắc bắt mắt của tôm, cà chua, thơm và các loại rau xanh đang sôi trên bếp, nghi ngút khói, cực hấp dẫn. Phần nước lẩu chua chua, ngọt thanh, thơm mùi sả, gừng hòa cùng mùi thơm của gia vị lẩu. Phần thịt bò mềm, cá, tôm và mực tươi, ngọt thịt ăn kèm với bún hoặc mì là ngon phải biết.

10. Lẩu bò nhúng dấm
Lẩu bò nhúng dấm chắc chắn ai từng thử qua một lần sẽ nhớ mãi không quên cái hương vị chua chua của nước lẩu. Thịt bò được xắt mỏng nhúng sơ qua nước lẩu sôi bùng cảm nhận được vị mềm ngọt chấm kèm với chao hay nước mắm mặn thôi cũng đủ ghiền rồi. Đây là một trong những món lẩu vô cùng dễ làm, chỉ cần chọn phần thịt bò ngon, nêm nếm sơ qua phần nước lẩu cùng ít rau ăn kèm là thưởng thức được rồi đấy, bởi vậy đây được coi là món lẩu ngon nên thử vào ngày Tết.
Nguyên liệu thực hiện lẩu bò nhúng dấm:
- Thịt bò 1 kg
- Thơm 1/2 quả(dứa)
- Hành tây 1 củ
- Tỏi 4 tép
- Hành tím 1 củ
- Sả 2 nhánh
- Ớt hiểm 2 trái
- Nước dừa tươi 1.5 lít
- Giấm 100 ml(dấm)
- Đường phèn 30 gr
- Đường, nước mắm, muối
Cách thực hiện lẩu bò nhúng dấm:
- Bước 1: Sơ chế thịt bò: Đầu tiên, thịt bò mua về bạn đem rửa sơ với nước. Kế đến, dùng khăn ẩm sạch lau sơ trên bề mặt để sạch hết các bụi bẩn còn bám lại. Sau đó, dùng dao thái theo thớ ngang thành các lát mỏng vừa ăn.
- Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác: Thơm mua về bạn gọt vỏ, đồng thời loại khứa bỏ sạch mắt thơm, sau đó rửa sơ với nước cho sạch, để ráo, rồi dùng dao cắt làm 2 phần, 1 phần cắt lát mỏng, 1 phần băm nhuyễn. Sả thì bạn cắt gốc, rứa sạch rồi đập dập, cắt khúc. Tỏi, hành tím bạn lột vỏ, ớt hiểm bỏ cuống rồi đem băm nhuyễn cả tỏi, hành tím và ớt. Hành tây bạn lột bỏ vỏ, 1 nửa cắt lát mỏng, 1 nửa cắt múi cau. Phần hành tây cắt mỏng bạn cho vào dĩa thịt bò, trộn đều.
- Bước 3: Nấu nước dấm nhúng bò: Chuẩn bị nguyên liệu xong, bạn bắc nồi lên bếp cùng 2 muỗng canh dầu ın với lửa vừa. Dầu sôi lăn tăn sôi bạn cho phần sả đập dập vào phi thơm. Kế đến, bạn cho phần tỏi, hành tím và ớt hiểm băm nhuyễn vào, tiếp tục dùng đũa xào đều thêm 2 phút. Sau đó, bạn thêm 1.5 lít nước dừa, 100ml giấm, 30gr đường phèn, hành tây cắt múi cau vào, dùng vá đảo đều rồi nấu khoảng 5 phút. Tiếp đó bạn nêm nếm gia vị vừa ăn nữa là nhúng thịt bò vào và thưởng thức thôi!
- Bước 4: Pha nước chấm: Bạn lấy chén rồi cho phần thơm băm nhuyễn, 4 muỗng canh mắm nêm, 2 muỗng canh đường, dùng muỗng trộn đều để tất cả được hòa lẫn với nhau.

11. Lẩu mẻ
Món lẩu mẻ là một trong những món ăn ngon giúp cho ngày Tết của bạn bớt đi những sự ngao ngán của các món ăn Tết bởi vị chua chua, thơm thơm, thanh mát, dịu nhẹ của nước dùng.
Gia vị chủ đạo được sử dụng trong món lẩu này chính là mẻ. Nó sẽ cho một vị chua dịu giúp bạn có được vị giác như những ngày thường. Nguyên liệu được sử dụng trong món lẩu này tùy thuộc vào nơi bạn sinh sống có những nguyên liệu gì như: gà, trâu, bò, cá, ốc, tôm, ...
Tuy nhiên, thường thì ngày Tết ở miền Bắc, người ta sẽ sử dụng thịt bò, thịt trâu hay cá (người dân miền Bắc kiêng ăn tôm vào đầu năm). Nếu muốn có món lẩu mẻ thêm đầy đủ hương vị, bạn phải ăn với các loại rau mầm, nấm. Với cách làm khá đơn giản, món lẩu mẻ hứa hẹn sẽ là món ăn ngon giúp bạn gắn kết các mối quan hệ xung quanh thêm gần gũi. Sau đây, là cách chế biến của món lẩu bò nhúng mẻ để các bạn đọc tham khảo:
Nguyên liệu nấu lẩu bò nhúng mẻ:
- 600g bắp bò
- 1 chén mẻ
- 2 trái cà chua
- ½ trái thơm
- 3 trái chuối xanh
- 3 trái dưa leo
- 3 trái khế xanh
- Xà lách
- Hành tây, hành tím, tỏi, sả cây, ớt
- Bún tươi
- Bánh tráng
- Nước mắm, muối, đường, bột ngọt, dầu ăn, hạt nêm
Cách nấu lẩu bò nhúng mẻ:
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Bạn có thể chọn những phần thịt khác tuy nhiên để món lẩu thêm ngon bạn nên chọn bắp bò tươi ngon, không bị tái, không có mùi lạ. Bắp bò khi mua về bạn, bạn đem rửa sạch với nước muỗi loãng rồi để ráo. Tiếp theo, bạn thái bắp bò thành những khoanh tròn mỏng, rồi xếp ra đĩa riêng.
- Bạn cho 2 – 3 muỗng mẻ vào tô, cho thêm nước lọc rồi dùng muỗng khuấy đều. Sau đó, bạn dùng rây lọc mẻ và bỏ phần xác.
- Hành tây lột vỏ, rửa sạch, thái sợi mỏng, để riêng.
- Tỏi và hành tím bạn đem bóc vỏ, đập dập và băm nhỏ để riêng từng loại.
- Sả bạn đem rửa sạch, băm nhỏ.
- Ớt rửa sạch, băm nhỏ.
- Cà chua rửa sạch, cắt múi cau.
- Thơm bạn gọt sạch vỏ, bỏ mắt và băm nhỏ.
- Dưa leo gọt vỏ, rửa sạch, chẻ làm đôi theo chiều dọc rồi chẻ thành những thanh dài và mỏng để cuốn bánh tráng.
- Chuối xanh bạn đem gọt sơ lớp vỏ, cắt khoanh mỏng tròn hơi xéo rồi đem ngâm trong nước muỗi pha loãng để chuối không bị thâm đen.
- Khế bạn bỏ 2 đầu, gọt bỏ các đường gân của khế rồi rửa sạch. Sau đó, cắt khế thành những miếng mỏng vừa ăn.
- Xà lách bạn đem nhặt sạch, rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng. Tiếp theo, bạn xả lại với nước, để ráo.
- Bước 2: Ướp bò
- Khi thịt bò được cắt mỏng, bạn ướp chúng với ít tiêu xay, ½ muỗng cà phê hạt nêm, ½ muỗng cà phê bột ngọt rồi trộn đều lên.
- Bước 3: Nấu lẩu
- Bạn cho nồi lẩu lên bếp, cho dầu ăn vào, khi dầu nóng bạn cho hành tím, tỏi và sả băm nhỏ vào phi thơm. Khi nguyên liệu dậy mùi, bạn cho cà chua vào xào chung. Xào đến khi cà chua săn lại thì bạn cho nước mẻ và nước lọc vào nấu sôi.
- Bước 4: Nêm nếm
- Khi nước sôi lên, bạn nêm nếm nước lẩu cùng với 2 muỗng hạt nêm, 2 muỗng đường, 1 muỗng bột ngọt cho có vị chua chua, ngọt nhẹ vừa ăn. Tiếp theo, bạn cho hành tây vào rồi tắt bếp.
- Bước 5: Làm mắm nêm
- Bạn cho chảo lên bếp, cho dầu ăn cùng tỏi, hành tím băm vào phi thơm. Khi dậy mùi bạn cho thơm băm nhỏ vào xào vừa chín tới. Tiếp đến, bạn cho nước lọc vào cùng với 3 muỗng mắm nêm và ít ớt băm vào. Khuấy đều tay đến khi mắm nêm sôi lên, thì bạn nêm thêm 2 muỗng đường, chút bột ngọt cho vừa ăn. Khuấy tan gia vị thì tắt bếp.

12. Lẩu gà lá giang
Cây lá giang là loại cây thân leo, mọc hoang dã trong rừng, lá có vị chua nhẹ, là nguyên liệu vẫn còn chưa được phổ biến hiện nay. Món lẩu gà lá giang này được ăn kèm với các loại rau và bún hấp dẫn người ăn với hương vị mới lạ. Nước lẩu sẽ cho ta một vị đặc trưng khó tả. Một nồi lẩu là sự hòa quyện, kết hợp của những nguyên liệu như: gà với vị béo và ngọt, lá gang vị chua thanh, kết hợp với ớt và sả sẽ là món ăn bổ dưỡng, một sự lựa chọn đúng đắn cho bạn.
Nguyên liệu nấu lẩu gà lá giang:
- Gà mái tơ: 1 con khoảng 1,5 kg
- Lá giang: 300 gr
- Sả: 2 củ
- Ớt sừng: 1 quả
- Mùi tàu (ngò gai): 5 lá
- Gia vị: Muối, tiêu, đường, nước mắm ngon, bột ngọt
- Hành phi + Mỡ tỏi + Bún
- Rau ăn lẩu: rau muống chẻ, rau rút, kèo nào, giá đỗ, chuối bào
Cách nấu lẩu gà lá giang:
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Thịt gà: chà muối xung quanh con gà để khử mùi tanh. Sau đó, rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Ướp muối, tiêu, bột ngọt trong 15 phút (ướp theo tỉ lệ: 1/2 thìa cà phê hạt tiêu + 1 thìa cà phê nước mắm + 1 thìa cà phê muối).
- Lá giang: bỏ hết dây và các lá sâu, rửa sạch rồi để ráo, vò nhẹ lá để tăng vị chua.
- Rau ngò gai: nhặt kỹ, rửa sạch rồi thái nhỏ.
- Tỏi: bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ.
- Ớt sừng: rửa sạch rồi thái nhỏ.
- Các loại rau khác: rửa sạch và cắt thành đoạn vừa ăn.
- Bước 2: Hướng dẫn nấu lẩu gà lá giang
- Bắc nồi lên bếp và tráng với một chút dầu rồi cho sả vào phi, đến khi sả vàng thì cho tiếp tỏi vào.
- Khi bạn thấy sả và tỏi vàng thơm thì bỏ thịt gà vào xào. Khi thịt gà săn lại thì cho vào khoảng 2 lít nước.
- Đến nồi nước sôi thì vớt bọt vặn lửa nhỏ lại để liu riu rồi nêm gia vị cho vừa ăn.
- Khi thịt gà mềm thì bỏ lá giang vào, cho thêm chút ớt, tỏi phi và sa tế.
- Bước 3: Trình bày
- Dọn lẩu gà lá giang ra ăn kèm với bún, rau và dùng kèm nước mắm có thêm vài lát ớt.

13. Lẩu hải sản - Hương vị biển cả giữa lòng thành phố
Lẩu hải sản không chỉ là món ăn ngon mà còn là cách tuyệt vời để kết nối mọi người trong dịp Tết. Với nguyên liệu chính là các loại hải sản tươi ngon như tôm, cua, mực, ngao, món lẩu này giúp cân bằng vị giác, giảm độ ngậy và mang lại cảm giác thanh mát. Nước dùng được nấu từ xương ống và đầu cá hồi, kết hợp với sả, cà chua, me chua tạo nên hương vị chua cay đặc trưng, kích thích vị giác. Các loại rau tươi như rau muống, mồng tơi, rau cải cùng nấm hương, nấm bào ngư bổ sung dinh dưỡng và hương vị tự nhiên. Đừng quên chuẩn bị nước chấm chua ngọt từ tỏi, ớt, chanh để tăng thêm độ hấp dẫn cho món ăn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Xương ống: 1kg, rửa sạch, chặt khúc, chần qua nước sôi.
- Đầu cá hồi: 3 – 4 đầu, rửa sơ với muối, chẻ đôi.
- Tôm tươi: 400g, rửa sạch, cắt bớt râu và đuôi.
- Mực: 300g, rửa sạch, thái miếng vừa ăn.
- Ngao: 500g, ngâm nước muối loãng.
- Cá viên hoặc tôm viên: 300g.
- Sả: 1 bó, gốc đập dập, thái nhỏ ướp cá, phần ngọn để riêng.
- Nấm hương: ngâm nước ấm, cắt nhỏ.
- Nấm bào ngư: ngâm nước muối, rửa sạch, để ráo.
- Rau: rau muống, mồng tơi, rau cải, nhặt sạch, ngâm nước muối.
- Cà chua: 2 quả, thái múi.
- Me chua: ¼ bịch (khoảng 5 – 7 hạt).
- Đậu phụ: 3 miếng, cắt miếng vừa ăn.
- Gia vị: đường, muối, hạt nêm, tiêu, nước mắm, sả, gừng, tỏi, ớt.
- Gia vị lẩu hải sản: Aji-Quick, SG Food, Cholimex (tùy chọn).
Cách nấu lẩu hải sản:
- Bước 1: Ninh xương ống trong 2 tiếng (bếp gas) hoặc 45 phút (nồi áp suất) với 2 lít nước. Gạt bọt thường xuyên.
- Bước 2: Rán đầu cá hồi vàng giòn, vớt ra.
- Bước 3: Phi thơm hành tỏi, xào cà chua đến nhuyễn, thêm sả băm. Cho đầu cá vào, đổ nước dùng, đun sôi. Thêm nấm hương, me chua, đậu phụ. Nêm gia vị vừa ăn.
- Bước 4: Làm nước chấm: Băm nhỏ tỏi ớt, vắt chanh, thêm đường hoặc bột ngọt.
- Bước 5: Xếp rau, nấm, tôm, mực ra đĩa riêng.

TopBuzz giới thiệu