Top 6 Điều cần biết về niềng răng mắc cài tự buộc
1. Ưu điểm và hạn chế của niềng răng mắc cài tự buộc
Niềng răng mắc cài tự buộc được chia thành hai loại chính: niềng răng mắc cài kim loại tự buộc và niềng răng mắc cài sứ tự buộc.
- Ưu điểm của niềng răng mắc cài kim loại tự buộc:
- Giúp nắn chỉnh răng lệch lạc về đúng vị trí trên hàm một cách hiệu quả.
- Không gây đau đớn cho người sử dụng.
- Thức ăn không dính vào mắc cài, dễ dàng vệ sinh.
- Không gây khó chịu trong quá trình đeo.
- Chi phí thấp, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
- Hạn chế của niềng răng mắc cài kim loại tự buộc:
- Giá trị thẩm mỹ không cao, dễ bị nhận biết khi giao tiếp.
- Ưu điểm của niềng răng mắc cài sứ tự buộc:
- Giá trị thẩm mỹ cao, khó nhận biết khi đeo.
- Không gây đau đớn, ê buốt cho người sử dụng.
- Thức ăn không dính vào mắc cài, dễ dàng vệ sinh.
- Khả năng chịu lực tốt, ít bị gãy vỡ.
- An toàn cho mô nướu, giúp rút ngắn thời gian điều trị.
- Hạn chế của niềng răng mắc cài sứ tự buộc:
- Chi phí cao, có thể là rào cản với người có thu nhập thấp.
- Kích thước mắc cài lớn, có thể gây cảm giác thô ráp và tổn thương vùng má, lưỡi.


2. Thời gian niềng răng mắc cài tự buộc
Thời gian hoàn thành một ca niềng răng mắc cài tự buộc thường dao động từ 1 đến 2 năm, với những trường hợp phức tạp có thể kéo dài đến 3 năm. Sau khi tháo niềng, hầu hết bệnh nhân cần đeo hàm duy trì để ổn định răng, tránh tình trạng răng dịch chuyển trở lại.
Thời gian niềng răng còn phụ thuộc vào loại mắc cài (kim loại hoặc sứ tự buộc), tình trạng răng miệng, độ tuổi, tay nghề bác sĩ và cách chăm sóc răng miệng trong quá trình niềng:
- Tình trạng hàm răng: Những khiếm khuyết nghiêm trọng như răng lệch lạc nhiều, viêm nha chu, hoặc sâu răng cần được điều trị triệt để trước khi niềng, điều này có thể kéo dài thời gian điều trị.
- Độ tuổi niềng răng: Người lớn tuổi thường cần nhiều thời gian hơn để niềng răng do xương hàm đã ổn định. Độ tuổi lý tưởng nhất để niềng răng là từ 9 đến 14 tuổi.
- Tay nghề bác sĩ: Lựa chọn bác sĩ có kinh nghiệm và địa chỉ uy tín sẽ giúp rút ngắn thời gian niềng và đảm bảo hiệu quả cao.


3. Chi phí niềng răng mắc cài tự buộc
Trước khi quyết định niềng răng bằng mắc cài tự buộc, nha sĩ sẽ tiến hành thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng răng miệng của từng người. Một số trường hợp cần nhổ răng, cắm vít (vis), hoặc nong hàm, trong khi những người khác có thể không cần. Do đó, rất khó để đưa ra một con số chính xác về chi phí niềng răng.
Tuy nhiên, để giúp bạn chuẩn bị tài chính, TopBuzz đã tổng hợp các khoản chi phí cụ thể liên quan đến niềng răng mắc cài tự buộc:
- Phương pháp niềng: Có hai loại mắc cài tự buộc chính, mỗi loại có mức giá khác nhau:
- Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc: Chi phí dao động từ 35.000.000 - 45.000.000đ cho cả hai hàm.
- Niềng răng mắc cài sứ tự buộc: Chi phí dao động từ 50.000.000 - 60.000.000đ cho cả hai hàm.
- Tình trạng răng: Mức độ lệch lạc của răng ảnh hưởng lớn đến chi phí. Tình trạng càng phức tạp, thời gian điều trị và các thủ thuật hỗ trợ càng nhiều, bao gồm:
- Nhổ răng: 300.000 - 800.000đ/răng.
- Cắm Minivis: 1.500.000 - 6.000.000đ/vis.
- Nong hàm: 10.000.000 - 15.000.000đ tùy thuộc vào loại khí cụ.
- Tình trạng bệnh lý răng miệng: Các vấn đề như sâu răng, viêm nha chu, hoặc viêm tủy cần được điều trị trước khi niềng, điều này có thể làm tăng chi phí tổng thể.
- Tay nghề bác sĩ: Bác sĩ có chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm thường có mức phí cao hơn, nhưng đảm bảo hiệu quả điều trị tốt hơn.
- Uy tín của nha khoa: Các phòng khám được trang bị hiện đại và dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt thường có mức giá cao hơn, nhưng mang lại sự hài lòng và an tâm cho khách hàng.


4. Tổng quan về niềng răng mắc cài tự buộc
Niềng răng mắc cài tự buộc, còn được gọi là niềng răng mắc cài tự đóng, là một phương pháp hiện đại được cải tiến từ niềng răng mắc cài truyền thống.
Niềng răng truyền thống sử dụng hệ thống mắc cài, dây cung và dây thun để cố định và tạo lực kéo giúp răng dịch chuyển. Tuy nhiên, dây thun có thể dễ dàng bị tuột hoặc mất tính đàn hồi sau một thời gian sử dụng, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
Để khắc phục nhược điểm này, phương pháp niềng răng tự động đã ra đời. Thay vì dùng dây thun, hệ thống mắc cài tự buộc sử dụng chốt linh hoạt để cố định dây cung trong rãnh mắc cài. Điều này giúp duy trì lực ổn định, giảm ma sát và giảm thiểu cảm giác đau nhức cho bệnh nhân. Đồng thời, bác sĩ cũng dễ dàng kiểm soát quá trình điều trị và rút ngắn thời gian niềng răng.
Những trường hợp phù hợp với niềng răng mắc cài tự buộc:
- Răng mọc thưa, không đều.
- Răng hô hoặc móm.
- Sai lệch khớp cắn.
- Răng mọc ngược.


5. So sánh niềng răng mắc cài tự buộc với mắc cài thường
Niềng răng mắc cài tự buộc và niềng răng truyền thống không chỉ khác nhau về chi phí, cấu trúc mà còn có nhiều khác biệt về thời gian niềng răng, mức độ đau nhức...
- Đặc điểm niềng răng:
- Niềng răng truyền thống: Dây thun nẹp đặc biệt thường được sử dụng để cố định dây cung vào từng mắc cài. Dây cung kết hợp với 2 mắc cài còn lại sẽ tạo lực kéo để răng bạn di chuyển từ từ, sau một thời gian răng sẽ đạt đến vị trí như ý muốn.
- Niềng răng mắc cài tự buộc: Cải tiến nhờ kết hợp hệ thống nắp trượt. Hệ thống này không chỉ cố định dây cung trong các rãnh của mắc cài mà còn giúp dây cung trượt tự do trong các rãnh. Điều này liên tục tạo lực căng lên răng, kích thích răng di chuyển nhanh hơn. Với tính năng thông minh của mắc cài tự đóng, bạn có thể tiết kiệm thời gian và sức lực vì không phải đến nha sĩ thường xuyên để điều chỉnh dây cung.
- Thời gian niềng răng:
- Niềng răng truyền thống: Niềng răng mắc cài truyền thống thường gặp các vấn đề như dễ bị trượt, dây thun tác động không đều, thời gian sử dụng niềng răng lâu
- Niềng răng mắc cài tự buộc: Thời gian niềng răng trung bình nhanh hơn từ 3 đến 6 tháng so với niềng răng thông thường
- Vệ sinh mắc cài:
- Niềng răng truyền thống: Thức ăn dễ dính vào dây thun nên khó vệ sinh
- Niềng răng mắc cài tự buộc: Tính năng chống dính giúp hạn chế tích tụ thức ăn. Vì vậy, người niềng răng cũng dễ dàng vệ sinh răng miệng hơn
- Cảm giác sau niềng:
- Niềng răng truyền thống: Quá trình thay dây thun trên mắc cài sẽ gây tốn thời gian của bác sĩ và khiến cho bệnh nhân cảm thấy mỏi miệng vì phải há miệng lâu
- Niềng răng mắc cài tự buộc: Ít ma sát nên không gây đau cho người bệnh
- Chi phí:
- Mắc cài truyền thống: Chi phí rẻ, thích hợp với nhiều người niềng răng
- Mắc cài tự buộc: Chi phí cao hơn
- Tái khám:
- Niềng răng truyền thống: Bệnh nhân phải sẽ thường xuyên đến gặp bác sĩ trong 1 liệu trình. Trong 4 tuần cần phải đến tái khám 1 lần
- Mắc cài tự buộc: Hạn chế số lần tái khám vì 2 – 3 tháng bệnh nhân mới đến gặp bác sĩ 1 lần
- Hiệu quả:
- Niềng răng thông thường: Hiệu quả của niềng răng vẫn có thể đáp ứng được mong muốn của người đeo niềng răng
- Niềng răng mắc cài tự đóng: Niềng răng có tác dụng giống như niềng răng thông thường nhưng có thể đeo sớm hơn từ 3 đến 6 tháng


6. Phân loại niềng răng mắc cài tự buộc
Hiện nay, niềng răng mắc cài tự buộc có 2 loại được sử dụng phổ biến là niềng răng mắc cài kim loại thường và mắc cài sứ. Tuy có cùng cấu tạo và chức năng hoạt động nhưng hai loại niềng răng mắc cài tự buộc này lại có nhiều điểm khác nhau như: tính thẩm mỹ, lực siết tác động lên răng, độ bền của mắc cài,…
- Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc: Phương pháp này sử dụng mắc cài được làm từ chất liệu kim loại, có giá thành rẻ hơn so với mắc cài sứ tự buộc. Niềng răng mắc cài kim loại tự động mang lại kết quả niềng răng được đánh giá cao. Nhược điểm của phương pháp này là bạn có thể bị dị ứng với chất liệu kim loại. Ngoài ra, tính thẩm mỹ của niềng răng mắc cài kim loại rất kém thẩm mỹ và có thể khiến bạn mất tự tin
- Niềng răng mắc cài sứ tự buộc: Là phương pháp niềng răng được làm từ chất liệu sứ nguyên chất. Phương pháp này có đặc điểm là vừa tiện lợi vừa đẹp mắt. Tuy nhiên, kích thước của mắc cài sứ tương đối lớn nên miệng người đeo niềng sẽ có cảm giác thô ráp, dễ va chạm, gây tổn thương vùng má và lưỡi.


TopBuzz giới thiệu